Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2022

Hệ thống luật Thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn từ 12/9/2022

Thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu đánh trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ được sản xuất, tiêu dùng tại Việt Nam.

 Xem thêm: Phần mềm bảo hiểm xã hội điện tử Thái Sơn

Doanh nghiệp có thể tham khảo hệ thống luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) và các văn bản hướng dẫn dưới đây:

🌟 Văn bản Luật về thuế giá trị gia tăng

▪️ Luật Thuế giá trị gia tăng 2008

▪️ Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013

▪️ Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014

▪️ Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016

▪️ Luật Quản lý thuế 2019

🌟 Văn bản dưới luật về thuế giá trị gia tăng

▪️ Nghị định 126/2020/NĐ-CP

▪️ Nghị định 209/2013/NĐ-CP

▪️ Nghị định 91/2014/NĐ-CP

▪️ Nghị định 12/2015/NĐ-CP

▪️ Nghị định 100/2016/NĐ-CP 

▪️ Nghị định 146/2017/NĐ-CP

▪️ Nghị định 125/2020/NĐ-CP

▪️ Nghị định 52/2021/NĐ-CP

▪️ Nghị định 49/2022/NĐ-CP

🌟 Thông tư

▪️ Thông tư 150/2010/TT-BTC

▪️ Thông tư 219/2013/TT-BTC

▪️ Thông tư 151/2014/TT-BTC

▪️ Thông tư 26/2015/TT-BTC 

▪️ Thông tư 193/2015/TT-BTC

▪️ Thông tư 130/2016/TT-BTC

▪️ Thông tư 93/2017/TT-BTC

▪️ Thông tư 25/2018/TT-BTC

▪️ Thông tư 105/2020/TT-BTC 

▪️ Thông tư 43/2021/TT-BTC

▪️ Thông tư 40/2021/TT-BTC 

▪️ Thông tư 80/2021/TT-BTC 

======================================

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

☎️ Tổng đài 24/7: 19004767

🌎 Website: https://thaison.vn/


Thứ Tư, 17 tháng 8, 2022

Điểm đáng lưu ý trong quy định mới về hòa thuế GTGT theo nghị định 49/2022/NĐ-CP

Có gì đáng chú ý trong quy định mới về hoàn thuế GTGT theo Nghị định 49/2022/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 209/2013/NĐ-CP có đưa ra những sửa đổi đáng chú ý về hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh.

Ảnh - Thaisonsoft

Cụ thể như sau:

1️⃣  Điều kiện được hoàn thuế đối với dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh

Theo Khoản 3, Điều 1, Nghị định 49/2022/NĐ-CP, điều kiện dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh được hoàn thuế GTGT được sửa đổi, bổ sung như sau:

🔹 Cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (bao gồm cả cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư);

🔹 Có dự án đầu tư mới (bao gồm cả dự án đầu tư được chia thành nhiều giai đoạn đầu tư hoặc nhiều hạng mục đầu tư) tại địa bàn cùng tỉnh, thành phố hoặc khác tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính (trừ trường hợp dự án đầu tư không được hoàn thuế mà được kết chuyển số thuế được khấu trừ sang kỳ tiếp theo và dự án đầu tư xây dựng nhà để bán, dự án đầu tư không hình thành tài sản cố định) đang trong giai đoạn đầu tư hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư;

🔹 Có số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong giai đoạn đầu tư lũy kế chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên được hoàn thuế GTGT.

Bên cạnh đó, trường hợp dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thuộc các trường hợp sau thì cơ sở kinh doanh sẽ được hoàn thuế:

🔹Dự án đầu tư trong giai đoạn đầu tư, theo quy định của pháp luật đầu tư, pháp luật chuyên ngành ĐÃ ĐƯỢC cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo một trong các hình thức: Giấy phép hoặc giấy chứng nhận hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận;

🔹 Dự án đầu tư trong giai đoạn đầu tư, theo quy định của pháp luật đầu tư, pháp luật chuyên ngành CHƯA PHẢI đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo một trong các hình thức: Giấy phép hoặc giấy chứng nhận hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận;

🔹 Dự án đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư, pháp luật chuyên ngành KHÔNG PHẢI  CÓ giấy kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo một trong các hình thức: Giấy phép hoặc giấy chứng nhận hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận.

2️⃣ Phương thức hoàn thuế GTGT

🔹 Cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai thuế GTGT riêng đối với dự án đầu tư và phải bù trừ số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư với số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (nếu có).

🔹 Sau khi bù trừ nếu số thuế giá trị gia tăng đầu vào lũy kế của dự án đầu tư chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên được hoàn thuế GTGT.

🔹 Trường hợp dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, kiểm toán thì cơ quan thuế có thể sử dụng kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán để quyết định việc hoàn thuế GTGT.

👉 Nghị định 49/2022/NĐ-CP sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 12/9/2022.

======================================

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

Xem thêm: Phần mềm bảo hiểm xã hội điện tử Thái Sơn

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2020

Hướng dẫn xử lý sai sót với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế

Trong Thông tư số 68/2019/TT-BTC mới ban hành ngày 30/09/2019, Bộ Tài chính đã quy định rất rõ sẽ tiến hành ngừng cấp mã với một số trường hợp cụ thể và xử lý nghiêm minh nếu có sai sót, vi phạm xảy ra.
Một số doanh nghiệp dùng HĐĐT có mã sẽ bị ngưng sử dụng nếu có vi phạm

Cụ thể, tại Điều 9, Thông tư 68/2019/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định sẽ ngừng cấp mã đối với các trường hợp sau:

  • Trường hợp các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
  • Trường hợp các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp cơ quan thuế xác minh và thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.
  • Trường hợp các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tạm ngừng kinh doanh.
  • Trường hợp các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh có thông báo của cơ quan thuế về việc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử để thực hiện cưỡng chế nợ thuế.
  • Trường hợp các trường hợp có hành vi sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế để bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế.
  • Các trường hợp có hành vi lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế phục vụ mục đích bán khống hàng hóa, cung cấp dịch vụ để chiếm đoạt tiền của tổ chức, cá nhân bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế.
  • Các trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Tại Khoản 2, Điều 15 của Thông tư này, Bộ Tài chính cũng quy định cách xử lý một số trường hợp bị ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế sẽ được tiếp tục sử dụng trở lại nếu đáp ứng được điều kiện nhất định:
  • Trường hợp các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh bị ngừng cấp mã hóa đơn điện tử bởi cơ quan thuế sẽ được tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế sau khi thông báo với cơ quan thuế về việc tiếp tục kinh doanh hoặc được cơ quan thuế khôi phục mã số thuế, được bãi bỏ quyết định cưỡng chế nợ thuế.
  • Trường hợp các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh dù đã tạm ngừng kinh doanh cần có hóa đơn điện tử giao cho người mua để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày cơ quan thuế có thông báo tạm ngừng kinh doanh, nếu có văn bản thông báo rõ ràng với cơ quan thuế thì vẫn được được tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử để thực hiện các hợp đồng đã ký trước đó.
Ngoài ra, đối với các trường hợp trên, cơ quan thuế sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra kỹ lưỡng, nếu phát hiện có sai phạm thì sẽ tiến hành xử lý và xử phạt nghiêm minh, theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2020

Triển khai dịch vụ nộp thuế nhập khẩu điện tử

Nộp thuế nhập khẩu điện tử đang là hình thức được nhiều doanh nghiệp Việt áp dụng giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện giao dịch. Việc nộp thuế này cần có sự liên kết giữa Tổng cục Hải quan và Ngân hàng. Vậy cụ thể như thế nào. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Dịch vụ nộp thuế nhập khẩu điện tử

Hiện nay, các Ngân hàng phối hợp với Tổng cục Hải quan áp dụng dịch vụ nộp thuế điện tử đối với loại thuế xuất nhập khẩu thông qua hệ thống Internet Banking của các ngân hàng liên kết.

Dịch vụ này tạo điều kiện cho người nộp thuế là tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu có thể thực hiện và hoàn tất nghĩa vụ nộp thuế bất kỳ thời điểm nào trong ngày mà không phụ thuộc vào thời gian làm việc của Ngân hàng hoặc các điểm thu của Cơ quan Hải quan, kể cả ngày nghỉ/lễ và tại bất cứ địa điểm nào có kết nối Internet, được ngân hàng xác nhận kết quả nộp thuế tức thời và được Cơ quan Hải quan hỗ trợ thông quan hàng hóa nhanh chóng theo quy định.

Dịch vụ nộp thuế điện tử đối với loại thuế xuất nhập khẩu qua hệ thống Internet Banking giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro và rút ngắn thời gian nộp thuế so với cách thức giao dịch tại quầy như trước đây, đồng thời giúp giảm áp lực giao dịch trực tiếp tại ngân hàng và giúp các cơ quan Hải quan quản lý việc thu thuế chính xác, hiệu quả hơn.

Để tham gia nộp thuế điện tử 24/7, doanh nghiệp chỉ phải đáp ứng điều kiện: có chữ ký số để lập giấy nộp tiền, duyệt chuyển tiền nộp thuế và ủy quyền cho ngân hàng trích nợ tài khoản cho dịch vụ nộp thuế điện tử.

Việc triển khai dịch vụ nộp thuế qua hệ thống ngân hàng liên kết đã giúp cơ quan Nhà nước tăng cường hiệu quả công tác quản lý thuế, giảm thời gian và giảm tải giao dịch nộp thuế trước đây, xử lý thông tin thu nộp thuế nhanh chóng, chính xác, góp phần đa dạng hóa các kênh thu ngân sách Nhà nước.

Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có thể thực hiện nghĩa vụ nộp thuế mọi lúc, mọi nơi một cách nhanh chóng, thuận tiện. Hiện nay nhiều ngân hàng đã mở rộng các kênh điện tử cho khách hàng để thực hiện nộp thuế vào ngân sách Nhà nước. Bên cạnh giao dịch nộp thuế tại quầy, nộp thuế qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, khách hàng còn có thể nộp thuế trên Internet Banking.

Kết luận

Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức hữu ích trong việc nộp thuế nhập khẩu điện tử. Nếu như bạn đọc có những thắc mắc cần được giải đáp. Hãy để lại ý kiến xuống phía dưới phần bình luận để cùng hóa đơn điện tử thảo luận.
Có thể bạn quan tâm: Phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội điện tử của Thái Sơn

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết này.

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2020

Hướng dẫn về cách xuất hóa đơn điện tử

Xuất hóa đơn điện tử có thể coi là một trong những khâu quan trong quy trình sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử. Vậy cụ thể cách xuất hóa đơn điện tử là như thế nào? Cùng một vài lưu ý nhỏ sẽ được hóa đơn điện tử e-invoice tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Hóa đơn điện tử là gì?



Theo Nghị Định 119/2018/NĐ-CP, hóa đơn điện tử là một hình thức hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do bên bán lập nhằm ghi nhận thông tin bán hàng bằng phương tiện điện tử.
Hóa đơn điện tử (HĐĐT) gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền, có kết nối chuyển các dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Điều 5 của Nghị định 119/2018/NĐ-CP, quy định các loại hóa đơn điện tử bao gồm:

Hóa đơn GTGT/ Hóa đơn VAT/ Hóa đơn đỏ: Loại hóa đơn áp dụng đối với người bán nhằm thực hiện khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, bao gồm cả hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển các dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

Hóa đơn bán hàng: Loại hóa đơn áp dụng đối với người bán nhằm thực hiện khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, bao gồm cả hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển các dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

Các loại hóa đơn khác: Tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hay các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng đáp ứng đầy đủ nội dung yêu cầu với một hóa đơn điện tử.

Ngoài ra, theo Thông tư, quy định về hóa đơn điện tử thì hóa đơn này còn được phân thành 2 loại là: hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.
Sự khác biệt lớn nhất giữa 2 loại hóa đơn điện tử này là hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì nội dung hóa đơn phải thể hiện mã được cấp, còn với hóa đơn đơn không có mã của cơ quan thuế thì không có mã.

Xuất hóa đơn điện tử khi nào?

Khi sử dụng hóa đơn điện tử, trong một số trường hợp cần thiết, kế toán cần phải xuất hóa đơn điện tử ra giấy. Cụ thể:
  • Xuất hóa đơn điện tử phục vụ cho quá trình lưu thông hàng hóa trên đường, dễ dàng chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa khi cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra.
  • Hỗ trợ nhân viên kinh doanh khi cần đi thị trường giới thiệu sản phẩm, cần dùng để chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, tăng tính tin cậy cho khách hàng.
  • Phục cho bên mua trong công tác kiểm soát, kiểm tra hàng hóa sản phẩm đã mua hoặc khi bên mua có yêu cầu cụ thể.
  • Phục vụ cho cho chính doanh nghiệp, khi cần xuất hóa đơn điện tử để hỗ trợ cho các khâu nghiệp vụ nào đó cần thiết.
  • Theo Nghị Định 119/2018/NĐ-CP, những hóa đơn điện tử hợp pháp thì được xuất ra giấy và gọi là chứng từ giấy. Chứng từ giấy sau khi chuyển đổi phải đảm bảo đúng và khớp với nội dung của hóa đơn điện tử.
Ngoài ra, khi xuất hóa đơn điện tử ra giấy thì chứng từ giấy này chỉ có giá trị lưu giữ theo quy định của pháp luật chứ không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán, trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

Chi tiết các bước xuất hóa đơn điện tử


Để có thể xuất hóa đơn điện tử ra hóa đơn giấy người xuất hóa đơn cần đảm bảo đầy đủ các điều kiện về hệ thống máy tính có cài đặt phần mềm hóa đơn điện tử của nhà cung cấp đã được tạo lập trước đó. Bên cạnh đó hệ thống đường truyền internet cũng cần đảm bảo ổn định để dữ liệu được đồng bộ hóa trên tất các các thiết bị và bên liên quan.
Quy trình/ cách xuất hóa đơn điện tử gồm có 5 bước:
  • Bước 1: Đăng nhập vào phần mềm hóa đơn điện tử
  • Bước 2: Chọn chức năng “In chuyển đổi” hóa đơn điện tử ra hóa đơn giấy.
  • Bước 3: Nhập mã hóa đơn cần chuyển đổi.
  • Bước 4: Kết xuất in hóa đơn từ thiết bị điện tử được kết nối bằng cách nhấn đúp chuột vào nút “In chuyển đổi”.
  • Bước 5: Chờ hóa đơn được in ra > hóa đơn điện tử sẽ được nhận dưới hình thức hóa đơn giấy. Người xuất hóa đơn tiến hành ký và đóng dấu để đảm bảo tính pháp lý cho chứng từ giấy đã được in ra.
Hiện nay trên thị trường hóa đơn điện tử có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử đi kèm phần mềm hóa đơn điện tử do đó để có thể xuất hóa đơn doanh nghiệp cần phải sử dụng dịch vụ của 1 trong những nhà cung cấp đó. Bên cạnh chức năng và phần mềm được nhiều doanh nghiệp quan tâm, chế độ chăm sóc và hỗ trợ khách hàng tốt cũng rất quan trọng giúp doanh nghiệp có thể kịp thời xử lý những sai sót cũng như hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình vận hành và sử dụng hóa đơn điện tử.

Kết luận

Như vậy bài viết trên đây chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về hóa đơn điện tử là gì? và quy trình xuất hóa đơn điện tử theo đúng quy định của pháp luật có 5 bước. Hi vọng rằng với những thông tin được tổng hợp trên đây sẽ mang lại cho bạn đọc những kiến thức thực sự hữu ích và hơn hết là giúp người xuất hóa đơn có thể xuất hóa đơn điện tử một cách chính xác và nhanh chóng.

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2020

Tổng hợp kiến thức về hóa đơn đỏ

Hiện nay hầu hết các giao dịch hàng hóa có giá trị trên 200.000 đồng đều phải xuất hóa đơn và tính thuế giá trị gia tăng hay được nhiều người biết đến với khái niệm hóa đơn đỏ. Vậy hóa đơn đỏ là gì? bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức tổng quan nhất về vấn đề này.

Hóa đơn đỏ là gì?

Hóa đơn đỏ là một loại chứng từ có giá trị pháp lý giúp thể hiện giá trị hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán cung cấp cho người mua, được dùng làm căn cứ để xác định số tiền thuế cần nộp vào ngân sách Nhà nước.



Doanh nghiệp có thể đặt in, tự in và mua từ cơ quan Thuế của Nhà nước. Điều này cũng còn tùy theo đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp. Bởi đây là căn cứ để tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thuế giá trị gia tăng (GTGT) được doanh nghiệp nộp vào ngân sách Nhà nước.

Tại sao loại hóa đơn này lại được gọi là hóa đơn đỏ?

Hóa đơn khi được xuất cho người mua sẽ gồm có 3 liên với 3 màu tương ứng là trắng – đỏ – xanh trong đó liên thứ 2 có màu hồng/ đỏ và được giao cho khách hàng nên được gọi là hóa đơn đỏ

Hóa đơn đỏ chỉ có giá trị khấu trừ thuế khi có đầy đủ các chứng từ đính kèm như: hợp đồng mua bán, chứng từ thanh toán… và phải đảm bảo là hóa đơn hợp pháp theo quy định của luật pháp.

Một số tên gọi khác của hóa đơn đỏ: hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) và hóa đơn VAT

Quy định về hóa đơn đỏ

Hóa đơn đỏ được coi là chứng từ quan trọng bởi thế cũng có những quy định dành riêng cho loại hóa đơn này. Cụ thể:


Quy định về thời điểm lập hóa đơn đỏ

Theo Luật kế toán quy định: thời điểm lập hóa đợn đỏ là thời điểm có phát sinh các nghiệp vụ mua bán không kể đến việc đã thu tiền từ khách hàng hay chưa. Hóa đơn đỏ là hóa đơn đầu vào nên phải có ngày tháng trước này xuất bán hóa đơn đầu ra. Do đó kế toán khi lập hóa đơn để tránh sai sót mức phạt đối với trường hợp này là từ 4-8 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm:
Quy định về xử lý hóa đơn đỏ viết sai

Theo đúng quy định thì trên hóa đơn chỉ được phép có 1 màu mực và không có dấu hiệu của tẩy xóa.

Cách xử lý đối với trường hợp viết sai nội dung hóa đơn. Người viết hóa đơn cần viết lại toàn bộ và lưu cả 3 liên của hóa đơn viết sai

Hình thức xử phạt đối với hành vi tẩy xóa bằng bất cứ hình thức nào. Đó là hóa đơn của bạn sẽ bị loại ra khỏi chi phí khi quyết toán Thuế và sẽ bị truy thu thế GTGT nộp chậm

Quy định về thông tin ghi trên hóa đơn

Thông tin ghi trên hóa đơn đỏ phải đảm bảo đúng với thực tế. Khi tiến hành thanh tra thuế, cơ quan thuế sẽ tiến hành kiểm tra lượng hàng tồn kho, nhập kho, xuất kho theo hóa đơn. Khi phát hiện hóa đơn ghi khống “không thực tế” chi phí của tàn bộ những hóa đơn đỏ này sẽ bị coi là không hợp lệ và bị loại . Nếu như số lượng ghi khống trên hóa đơn quá nhiều Doanh nghiệp sẽ phải làm việc với công an kinh tế và phải chịu một mức phạt tương đối lớn.

Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi xuất hóa đơn đỏ

Đây là khâu quan trọng bởi nó ảnh hưởng không chỉ đến các bên liên quan trực tiếp như người bán và người mua sản phẩm dịch vụ mà còn ảnh hưởng cả đến việc truy thu thuế sau này của doanh nghiệp vì vậy mà vấn đề xuất hóa đơn đỏ là rất quan trọng và được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Cụ thể.

Các liên của hóa đơn đỏ: Tương ứng với 3 màu là trắng, đỏ, xanh. Khi xuất hóa đơn:

  • Người xuất phải kẹp 3 liên hóa đơn viết cùng 1 lúc để đảm bảo nội dung các liên là đồng nhất. Tuyệt đối không tách các liên ra viết riêng lẻ.
  • Trên nội dung hóa đơn GTGT, thông tin người mua phải được ghi đầy đủ, chính xác.
  • Nội dung trên hóa đơn này phải đảm bảo không được tẩy xóa, sửa và phải được viết chỉ 01 màu mực.
  • Nội dung hóa đơn đỏ khi viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết đè chữ lên nhau và phải gạch chéo phần còn trống.
  • Số hóa đơn GTGT phải được lập liên tục theo số thứ tự nhỏ đến lớn.
  • Thời gian ngày, tháng, năm sẽ ghi vào thời điểm phát sinh giao dịch hoặc khi đã hoàn thành giao dịch cung cấp hàng hóa hay dịch vụ cho người mua.
  • Hình thức thanh toán được chấp nhận sẽ là tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Kết luận

Như vậy thông qua bài viết trên đây chúng ta đã cùng nhau điểm qua về khái niệm hóa đơn đỏ là gì, quy định và hình thức xử phạt vi phạm. Cuối cùng là những lưu ý quan trọng về xuất hóa đơn mà người xuất thường là kế toán cần lưu ý để tránh những rắc rối có thể gặp phải.

Hi vọng rằng bài viết trên đây có thể mang đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích nhất. Nếu như bạn đọc có những thắc mắc hoặc câu hỏi cần được giải đáp bạn có thể để lại ý kiến của mình xuống phía dưới phần bình luận của bài viết. Hóa đơn điện tử einvoice luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết này.