Thứ Hai, 6 tháng 4, 2020

Các trường hợp được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần

Bảo hiểm xã hội luôn gắn liền với lợi ích của người lao động bởi vậy mà nó luôn được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Bài viết dưới đây bảo hiểm xã hội điện tử xin được chia sẻ đến bạn đọc điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần và cách tính lương trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần.

Định nghĩa của bảo hiểm xã hội 1 lần

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi người lao động bị ốm đau, thai sản hay bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết được Quy định tại Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Do đó những người lao động tham gia BHXH sẽ được yêu cầu giải quyết bảo hiểm xã hội 1 lần.

Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần

Được quy định tại Điều 60, Luật BHXH Việt Nam số 58/2014/QH13. Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần 2020 khi người lao động thuộc 1 trong 6 trường hợp được liệt kê dưới đây:
  • Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.+ Đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ
+ Đủ 55 – 60 tuổi đối với nam, đủ 50 – 55 tuổi đối với nữ và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên

+ Đủ 50 – 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác trong môi trường độc hải cao như khai thác than, quặng, khoáng sản trong hầm lò

+ Bất cứ độ tuổi nào khi bị nhiễm HIV/AIDS do rủi ro tai nạn nghề nghiệp
  • Đủ 55 tuổi mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện (đối với lao động nữ hoạt động ở xã, phường, thị trấn)
  • Ra nước ngoài để định cư
  • Người đang bị mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế
  • Công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu
  • Người tham gia BHXH bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc hoặc tham gia BHXH tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng mà chưa đủ 20 năm đóng (Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13).
Trong 6 trường hợp được liệt kê kể trên, nếu người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và có yêu cầu sẽ được cơ quan có thẩm quyền giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần.

Vậy người lao động tham gia BHXH tự nguyện có được hưởng BHXH 1 lần hay không?

Tại khoản 1 Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành nêu rõ, người lao động tham gia BHXH tự nguyện mà có yêu cầu thì được hưởng BHXH 1 lần nếu thuộc 1 trong 3 trường hợp:

  • Đủ 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam và người lao động chưa tham gia BHXH đủ 20 năm mà không tiếp tục tham gia BHXH.
  • Ra nước ngoài để định cư.
  • Đang mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 95/2013/QH13 còn đề cập tới trường hợp người lao động tham gia đóng BHXH tự nguyện 1 năm sau đó không tiếp tục đóng mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH khi có yêu cầu thì cũng được nhận BHXH 1 lần.

Như vậy,có thể thấy luật bảo hiểm xã hội hiện hành không có bất cứ sự phân biệt nào giữa người tham gia BHXH bắt buộc và người tham gia BHXH tự nguyện trong việc hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần. Nếu có yêu cầu và có đủ điều kiện như đã kể trên thì đều được giải quyết.

Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần
Căn cứ Khoản 4, Điều 19, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định trợ cấp BHXH 1 lần được chi trả dựa trên thời gian người lao động tham gia BHXH và mức bình quân tiền lương (Mbqtl) tháng đóng BHXH như sau:
Lưu ý:

Trường hợp chưa đóng đủ 1 năm thì mức hưởng bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương.
Thời gian tham gia BHXH lẻ: từ 1-6 tháng tính ½ năm; từ 7-11 tháng tính 1 năm.
Mức hưởng BHXH một lần không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện (Trừ trường hợp bị bệnh hiểm nghèo)
Tuy nhiên, mức bình quân tiền lương của người lao động sẽ phụ thuộc vào việc người lao động đang đóng BHXH theo bậc hệ số nhà nước hay theo mức tiền lương của đơn vị sử dụng lao động tư nhân.


  • Đối với người lao động đóng BHXH theo hệ số nhà nước thì mức bình quân tiền lương theo khu vực nhà nước

Mức bình quân tiền lương = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH (hệ số x mức lương cơ sở) của T năm cuối trước khi nghỉ việc / (Tx12 tháng)

  • Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định

Mức bình quân tiền lương = Tổng số tiền lương tháng  đóng BHXH : Tổng số tháng đóng BHXH

Hi vọng rằng với những chia sẻ trong bài viết trên đây sẽ mang lại cho bạn đọc những kiến thức hữu ích nhất về bảo hiểm xã hội một lần. Nếu như bạn đang quan tâm đến vấn đề này có thể truy cập website: https://ebh.vn/ để được cập nhật những thông tin mới nhất và chính xác nhất về bảo hiểm xã hội.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này.

Nguồn tham khảo: https://ebh.vn/nghiep-vu-tong-hop/tong-hop-day-du-cac-thong-tin-ve-bao-hiem-xa-hoi-1-lan

0 comments:

Đăng nhận xét