Thứ Hai, 18 tháng 11, 2019

Quy định mới nhất về sử dụng hóa đơn điện tử tại thời điểm Quý IV năm 2019

Hóa đơn điện tử đang là công cụ hỗ trợ kiểm soát hóa đơn cho nhiều doanh nghiệp hiện nay. Với nền tảng công nghệ truyền tải dữ liệu vậy nên việc nâng cấp và cập nhật những quy định mới để phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng hóa đơn điện tử là điều khó tránh khỏi.

hình ảnh minh họa

Trong bài viết này E-invoice sẽ đề cập đến các quy định về sử dụng hóa đơn điện tử mới nhất năm 2019. Hãy cùng theo dõi nhé.

Đôi nét về hóa đơn điện tử

>> Nếu bạn còn chưa biết hóa đơn điện tử là gì?

Hóa đơn điện tử là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập. Hóa đơn điện tử ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử theo quy định bằng phương tiện điện tử, gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế. Có 2 loại HĐĐT:
  • Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế (trên hóa đơn có mã của cơ quan thế) và 
  • Hóa đơn không có mã của cơ quan thuế.
>> Lợi ích của hóa đơn điện tử

Kể từ khi được áp dụng hóa đơn điện tử đang dần cho thấy những mặt tích cực trong việc khắc phục nhược điểm của hóa đơn giấy như: dễ bị mất, hỏng do bảo quản không tốt, tìm kiếm tra cứu khó khăn, chi phí vận chuyển tốn kém và mất nhiều thời gian.


Sử dụng hóa đơn điện tử có ưu điểm là nhanh chóng thuận tiện, có thể xuất, lập hóa đơn mọi lúc mọi nơi ngay cả trên thiết bị di động.

Chi tiết về quy định sử dụng hóa đơn điện tử

Hình ảnh mình họa

Việc sử dụng hóa đơn điện tử được quy định tại các Điều khoản, các Thông tư và các văn bản pháp luật hiện hành tại Việt Nam và buộc các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh, hộ, cá nhân kinh doanh phải được thực hiện. Gồm có:

  1. Thông tư số 32/2011/TT-BTC được ban hành ngày 14 tháng 3 năm 2011 hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử.
  2. Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ban hành ngày 12 tháng 9 năm 2018 quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
  3. Thông tư số 68/2019/TT-BTC ban hành ngày 30 tháng 9 năm 2019 hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số 119/2019/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Đối tượng áp dụng

Hình ảnh minh họa

Căn cứ Điều 2 của Nghị định 119/2018/NĐ-CP các quy định về sử dụng hóa đơn điện tử được áp dụng cho các đối tượng bao gồm:

1. Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm:

  • Doanh nghiệp được thành lập dưới hình thức: Công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty hợp danh; doanh nghiệp tư nhân;
  • Đơn vị sự nghiệp công lập có bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ;
  • Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã;
  • Tổ chức khác;
  • Hộ, cá nhân kinh doanh.

2. Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ.
3. Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
4. Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng hóa đơn.

Nội dung trong hóa đơn

Nội dung của hóa đơn điện tử được lập ở các trường hợp phát sinh mua bán trao đổi hàng hóa, dịch vụ khác nhau nhưng luôn đảm bảo phải có đầy đủ nội dung theo quy định ở Điều 6 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP và đảm bảo các tiêu thức quy định tại Điều 3 Thông tư số 68/2019/TT-BTC.
Hình ảnh minh họa

Các nội dung của hóa đơn điện tử này bao gồm nội dung về người bán, người mua, các tiêu thức về số hóa đơn, mã của cơ quan thuế, chữ ký số, tiêu thức về chữ viết và chữ số.

Ngoài các nội dung bắt buộc vẫn có những trường hợp ngoại lệ không cần có đầy đủ nội dung được quy định theo Khoản 3 Điều 3 của Thông tư số 68/2019/TT-BTC.

Quy định về thời gian tạo lập

Quy định sử dụng hóa đơn điện tử về thời gian lập hóa đơn điện tử được quy định chi tiết tại Điều 7 của Nghị định 119/2018/NĐ-CP. Trong đó chỉ rõ thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Các trường hợp đặc biệt khác thời điểm lập hóa đơn điện tử sẽ được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Thông tư 68/2019/TT-BTC.

Thời điểm bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử

Căn cứ vào Khoản 3 điều 26 Thông tư 68/2019/TT-BTC thì từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử.
Hình ảnh minh họa
Ngoài ra theo Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 01/01/2019 được thông qua, tại Nghị quyết nêu rõ “Mở rộng áp dụng hóa đơn điện tử, cơ bản hoàn thành trong năm 2019 ở Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh” Như vậy đối với các doanh nghiệp tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh việc áp dụng hóa đơn điện tử trong việc quản lý hóa đơn chứng từ phải cơ bản hoàn thành chậm nhất đến ngày 31/12/2019.

Mức xử phạt

Đối với các doanh nghiệp đơn vị kinh doanh không chấp hành luật sử dụng hóa đơn điện tử trước ngày 1/1/2020 theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP sẽ bị xử phạt theo quy định. Hiện nay vẫn chưa có văn bản chính thức nào nói về việc xử phạt đối với doanh nghiệp không áp dụng hóa đơn điện tử trước thời hạn nên ta chưa biết cụ thể doanh nghiệp sẽ phải chịu phạt bao nhiêu, có nặng hay không.

Mặc dù vậy những trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử sai pháp luật hoặc vi phạm hành chính về hóa đơn sẽ được áp dụng mức phạt theo quy định tại Điều 10, 11, 12, 13 Thông tư 10/2014/TT-BTC.

Hi vọng với những chia sẻ ngắn gọn 😃 trên đây đã phần nào giúp bạn giải quyết được các vấn đề mà bạn/ doanh nghiệp đang gặp phải. Nếu thấy hữu ích đừng quên nhấn like để ủng hộ E-invoice update các bài viết về chủ đề hóa đơn điện tử nhé.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này - Nguồn: E-invoice.vn

1 nhận xét: