Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2019

Bạn đang gặp vấn đề về các loại hóa đơn điện tử?

Việc phân loại nhận biết các loại hóa đơ là việc làm quan trọng giúp dễ dàng hơn trong việc thống kê, kiểm toán và giảm thiểu tình trang hóa đơn giả trà trộn. Do đó tại điều 5 Nghị định 119/2018/NĐ-CP, Chính phủ đã quy định về phân loại hóa đơn điện tử bao gồm 3 loại chính sau.


Hóa đơn giá trị gia tăng - GTGT

Loại hóa đơn áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Hóa đơn GTGT trong trường hợp này bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

Hóa đơn bán hàng.

Loại hóa đơn được áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp. Hóa đơn bán hàng trong trường hợp này bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

Các loại hóa đơn khác.

Các loại khác này bao gồm: Tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung đúng với quy định pháp luật về hóa đơn điện tử.
Như vậy, để việc sử dụng hóa đơn được đơn giản, dễ dàng hơn thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể phân hóa đơn điện tử theo 3 loại trên theo đúng Nghị định của pháp luật.

Ký hiệu hóa đơn điện tử 

Thông thường, ký hiệu mẫu số của các loại hóa đơn điện tử được đánh theo các số tự nhiên 1, 2, 3, 4 để phản ánh loại và phân loại hóa đơn.
Còn với ký hiệu hóa đơn thì đây sẽ là một nhóm 6 ký tự gồm cả chữ viết và chữ số để phản ánh các thông tin về các loại hóa đơn có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn không mã, năm lập hóa đơn cũng như loại hóa đơn điện tử được sử dụng.



06 ký tự trong nhóm ký hiệu hóa đơn sẽ được quy định như sau:
- Ký tự đầu tiên là 01 chữ cái được quy định là C hoặc K để thể hiện hóa đơn điện tử loại có mã của cơ quan thuế hoặc loại không có mã của cơ quan thuế. Trong đó:
C thể hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
K thể hiện hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.
- Hai ký tự tiếp theo là 02 chữ số Ả rập thể hiện năm lập hóa đơn điện tử được xác định theo 2 chữ số cuối của năm dương lịch. Chẳng hạn như: năm lập hóa đơn điện tử là năm 2019 thì thể hiện là số 19; năm lập hóa đơn điện tử là năm 2021 thì sẽ thể hiện bằng số 21.
- Một ký tự tiếp theo là 01 chữ cái được quy định là T hoặc D hoặc L hoặc M nhằm thể hiện loại hóa đơn điện tử được sử dụng:
Chữ T: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử do các doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng với cơ quan thuế.
Chữ D: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử đặc thù không nhất thiết phải có một số tiêu thức do các doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng.
Chữ L: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử của cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh.
Chữ M: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền.
- Hai ký tự cuối là chữ viết do người bán tự xác định và căn cứ theo nhu cầu quản lý. Với trường hợp không có nhu cầu quản lý thì để là YY.
Lưu ý rằng, trong bản thể hiện hóa đơn thì ký hiệu hóa đơn và ký hiệu mẫu số hóa đơn được thể hiện ở phía trên bên phải của hóa đơn (hoặc ở vị trí dễ nhận biết).
3. Hình thức của các loại hóa đơn khi sử dụng
Các loại hóa đơn khi sử dụng có thể được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể:
- Hóa đơn tự in. Đây là hóa đơn do các tổ chức, doanh nghiệp tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hay các loại máy khác dùng khi bán hàng, cung ứng dịch vụ.
- Hóa đơn điện tử. Đây là loại hóa đơn được tạo ra và sử dụng bằng các phương tiện điện tử, trên các phần mềm hóa đơn điện tử như phần mềm E-invoice.
- Hóa đơn đặt in. Đây là loại hóa đơn do tổ chức, doanh nghiệp đặt in theo mẫu để phục vụ cho hoạt động bán hàng, cung ứng dịch vụ. Trường hợp khác cũng sẽ là hóa đơn do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp hay bán có các tổ chức, doanh nghiệp.
Theo đó, ký hiệu của các hình thức hóa đơn sẽ được quy định như sau:
E: Hóa đơn điện tử
T: Hóa đơn tự in.
P: Hóa đơn đặt in.
Nguồn: einvoice.vn

0 comments:

Đăng nhận xét