Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2020

Tổng quan về báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn điện tử

Hóa đơn điện tử mang lại nhiều lợi ích cho Doanh nghiệp như tiết kiệm chi phí thời gian và chi phí có liên quan đến hóa đơn. Bên cạnh đó phần mềm hóa đơn điện tử còn giúp đơn giản hóa các thủ tục về báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn điện tử hàng tháng, quý. 

Nhờ đó mà kế toán doanh nghiệp cũng giảm áp lực mỗi khi đến kỳ báo cáo. Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn đọc những kiến thức cần thiết và tổng quan nhất về vấn đề này.

Hình ảnh minh họa

 Quy định về báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn điện tử

Điều 27 Thông tư 39/2014/TT-BTC có quy định về thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn điện tử, cụ thể:

“Hàng quý, tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ (trừ đối tượng được cơ quan thuế cấp hóa đơn) có trách nhiệm nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp, kể cả trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn. Trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn, tại Báo cáo, doanh nghiệp ghi số lượng hóa đơn sử dụng bằng không (=0)

Riêng doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm, doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế, thuộc diện mua hóa đơn của cơ quan thuế thực hiện nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng.

Việc nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng được thực hiện trong 12 tháng kể từ ngày thành lập hoặc từ ngày chuyển sang diện mua hóa đơn của cơ quan thuế. Hết thời hạn trên, cơ quan thuế kiểm tra việc báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và tình hình kê khai, nộp thuế để thông báo doanh nghiệp chuyển sang Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý. Trường hợp chưa có thông báo của cơ quan thuế, doanh nghiệp tiếp tục báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng.”

Thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn điện tử cụ thể như sau:

Trường hợp 1: nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo Quý
  • Quý I: chậm nhất là ngày 30/4
  • Quý II: chậm nhất là ngày 30/7
  • Quý III: chậm nhất là ngày 30/10
  • Quý IV: chậm nhất là ngày 30/01 của năm sau
Trường hợp 2: nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng:
  • Tháng chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo.

Mức phạt làm sai quy định về báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

Hình ảnh minh họa
Nghiệp vụ báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng, theo quý là hoạt động thường niên của người làm kế toán cùng với đó là sự hỗ trợ của phần mềm hóa đơn điện tử tuy nhiên việc này đôi khi cũng sẽ xảy ra sự cố hoặc sai xót về thời gian hay số liệu ghi trên hóa đơn, mức phạt cũng có thể lên đến 8 (triệu đồng). Vấn đề này đa số xảy ra với việc sử dụng hóa đơn giấy và việc kê khai thông tin là thủ công nên dễ phát sinh sai xót.

Sử dụng hóa đơn giấy không chỉ gây tốn kém chi phí mà khi làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cũng gây ra nhiều khó khăn và dễ xảy ra sai xót. Vậy nên nhiều kế toán cảm thấy áp lực khi phải thực hiện nghiệp vụ này.

Quy định về thời gian nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. Như đã đề cập ở mục trên cự thể kế toán cần nhớ:
  • Theo tháng: Chậm nhất là ngày 20 của tháng sau.
  • Theo quý: Chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau
Do đó, Doanh nghiệp chậm nộp báo cáo sẽ phải chịu phạt tiền tùy theo thời hạn nộp chậm.

Tại điều 13 Thông tư 10/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư 176/2016/TT-BTC có quy định mức phạt chậm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn:
  1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan Thuế, trừ thông báo phát hành hóa đơn từ ngày 1 đến hết ngày thứ 10 kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.
  2. Phạt tiền từ 2 – 4 (triệu đồng) trừ thông báo phát hành hóa đơn, chậm sau 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn theo quy định
  3. Phạt tiền từ 4 – 8 (triệu đồng) với hành vi không nộp báo cáo gửi cơ quan Thuế. Hành vi không nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan Thuế, trừ thông báo phát hành hóa đơn, được tính sau 20 ngày kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.
Bên cạnh đó Luật cũng có quy định mức phạt từ 200.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với trường hợp lập sai hoặc không đầy đủ nội dung báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. Ngoài bị phạt tiền, Doanh nghiệp phải lập và gửi lại cơ quan Thuế báo cáo đúng quy định

Trường hợp tổ chức, cá nhân tự phát hiện sai sót và lập lại thông báo, báo cáo thay thế đúng quy định gửi Cơ quan Thuế trước khi cơ quan Thuế, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp Thuế thì không bị phạt tiền.

Kết luận

Như vậy, thông qua bài viết trên đây bạn đọc sẽ phần nào hiểu được các quy định về báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn điện tử. Cùng với đó là các mức phạt tiền đối với Doanh nghiệp khi vi phạm quy định về nộp chậm và làm sao báo cáo. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ mang lại cho bạn đọc những kiến thức hữu ích nhất.

Nếu như bạn đọc cần hỗ trợ hoặc giải đáp thắc mắc. Hãy để lại comment xuống phía dưới phần bình luận hoặc truy cập blog hóa đơn điện tử để được hỗ trợ tốt nhất.

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết này.

0 comments:

Đăng nhận xét